"Con nhỏ này thực tế rồi, biết tìm được việc làm thích hợp. Thật ra Hương Nhu chọn học ngành này cũng chỉ vì muốn sau này ra trường có việc làm ổn định để phụ giúp gia đình...Thương ông và ba vì mải mê với vườn hoa kiểng nên lúc nào cũng đầu tư vào đó nhà chỉ có một mảnh đất nhỏ nên ông tập trung vào trồng các loại hoa cúc. Còn mẹ là nhân viên phục vụ trong một nhà hàng, cuộc sống gia đình Hương Nhu thật đơn giản, không dư giả nhưng ba chị em vẫn được ba mẹ cho học đầy đủ...Hương Nhu tốt nghiệp đại học thì Hương Trà cũng đang học năm nhất, Hương Nhu chỉ mong đi làm để có tiền phụ mẹ, nhất là sinh hoạt của mấy chị em. Ý Vĩ năm nay cũng sắp thi rồi, tốn nhiều tiền lắm. Nhớ lại những ngày cô học đại học, cực nhọc vô cùng ba và ông chăm sóc, tưới bón cho những luống hoa cúc nhưng cũng chẳng kiếm được cho chi phí học hành của ba đứa và ba người lớn, mặc dù mẹ vẫn phải làm tạp vụ ở khách sạn. Vậy mà cuộc sống gia đình vẫn túng thiếu mãi túng thiếu.
Mải suy nghĩ suy, Hương Nhu quên cả việc nấu nước pha cho ông bình trà, nghe tiếng húng hắng ho của ông, Hương Nhu mới giật mình, cô rón rén đi lại và lên tiếng:
– Ông bệnh rồi sao dậy sớm làm chi?
Ông nội cười:
– Con nhỏ này... giờ này mà sớm gì, ông chỉ sớm thì dậy sớm chớ có bệnh hoạn gì đâu cháụ. nhìn những luống hoa lớn dần ông vui lắm, dậy sớm để bắt sâu, tưới nước vậy mà!....
– Sáng sớm sương còn ướt sao lại tưới hoa hở ông.
Ông cười.
– Cũng còn tuỳ vào các loại hoa cỏ... nữa chứ! Ủa, sao hôm nay cháu dậy sớm thế!
Hương Nhu cười:
– Con không ngủ được.
Ông lại hỏi:
– Sáng nay đi làm, vui quá không ngủ được, hay lo quá không ngủ được vậy cháu.
– Chắc là cả hai ông à!
– Cố gắng nghe cháu... Làm gì cũng không dễ dàng đầu... "Ra đời" phức tạp lắm đó!
Hương Nhu rót tách trà, đưa ông - Cô bé nói:
– "Phức tạp" là sẽ không có điều gì tốt đẹp phải không ông?
– Sao lại không có điều gì tốt đẹp chứ... Có điều, đi làm cũng vất vả lắm, có công việc gì thuận buồm xuôi gió đâu cháu... mà nè...để ông ra vườn hoa, cháu có định làm gì thì làm đi. Hương Nhu trở vào bếp định chiên cơm giúp mẹ làm bữa ăn sáng cho cả nhà nhưng mẹ đã thức dậy và đang lụi cụi bên bếp lửa. Bà Mai lên tiếng:
– Dậy sớm quá vậy con!
Hương Nhu cười, nói:
– Mẹ đừng trêu con chứ, lúc nãy ông đã trêu con rồi đó.
Nụ cười trên đôi môi mẹ mới đáng yêu làm sao, bà nói:
– Ngày trước mẹ cũng vậy thôi...Ra trường nhận công việc...ngày đầu tiên thật là nôn nao...
Bất giác mẹ thở dài:
Giá như hồi đó mẹ không bỏ nghề...
– Mẹ à!....
– Tưởng bỏ nghề rồi làm được việc gì tốt hơn, rốt cuộc mẹ chỉ quanh quẩn ở cái nhà hàng... còn ba thì quanh quẩn ở nhà với mấy luống hoa...
Nhưng ba là kỹ sư kia mà...vả lại nhà ta đã có một mảnh đất nhỏ để trồng hoa. Với con, ba mẹ thật tuyệt vời...
– Phải chi Hương Trà cũng có suy nghĩ như con, đằng này con nhỏ... cứ nhìn “lên” làm cho mẹ lo quá...
– Em còn nhỏ ham chơi, ham vui, vả lại gặp hoàn cảnh chung của xã hội như thế nên dễ có suy nghĩ hạn hẹp.
– Con giúp mẹ khuyên em với...Mẹ đi suốt ngày không có nhiều thời gian với các con.
– Dạ.... con sẽ cố gắng.
Hai mẹ con vừa nói chuyện vừa cùng nhau làm cơm. Một bữa cơm chiên thật ngon vì hôm nay mẹ cho nhiều trứng và cả đậu nên chảo cơm trông thật bắt mắt với màu trắng, vàng, Hương Nhu lên tiếng:
– Cơm chiên sáng nay ngon ghê!
Bà Mai lườm con:
– Chưa ăn mà biết ngon...
Vì ít ra cũng có nhân viên nhà hàng nấu.
– Con nhỏ này... làm như mẹ là đầu bếp không bằng.
– Thì cũng gần như vậy mẹ nhỉ?
– Thôi đi cô dọn chén đĩa giúp mẹ đi.
– Dạ..... Dọn xong các thứ lên bàn, Hương Nhu nói:
– Con lên thay đồ rồi xuống ăn, mẹ cũng vậy nhé?
– Ừ! Hôm nay có vẻ ăn sáng hơi sớm con nhỉ?
– Dạ.... con thích cái gì cũng sớm mẹ ạ!
Bà Mai nhìn bóng Hương Nhu và cười vui.
– Con bé biết lo và giúp mẹ, mong sao công việc của con gái tốt đẹp. Nhà có chiếc xe duy nhất bà đã đi làm nên Hương Nhu bảo sẽ đi xe buýt cho tiện - Con bé không tỏ vẻ đua đòi nên bà rất mừng và càng lo khi nghĩ đến Hương Trà, con nhỏ hay so sánh.
– Gia đình Cát Vân sướng ghê có ông bà ngoại ở bên Mỹ nên họ sống đầy đủ.
Ý Vĩ trêu chị:
– Vậy mai mốt chị tìm cách đi Mỹ đi – Nè! Bộ như vậy là sướng à!.... Thấy chú Khiêm mà tội nghiệp.
– Tội nghiệp cái gì?
Ý Vĩ cười không nói, chỉ lẩm nhẩm.
– Chị biết mà hỏi em là gì...
– Biết gì mà biết... Ừ!.... chú Khiêm làm như vậy là "thức thời" chứ có lỗ lãi gì đâu.
Nhớ những lời của Hương Trà và Ý Vĩ, bà Mai chạnh lòng và buồn vô cùng.Con bé còn nhỏ mà sao có những suy nghĩ so đo đến như thế, ông nội của con bé hay lắc đầu phàn nàn:
– Các con phải lo uốn nắn cháu Trà, ba sợ con bé Trà, nó dễ bị lôi kéo:
Bà Mai cũng biết như thế nhưng Hương Trà có vẻ "cứng đầu" nên khó dạy vì con bé không nghe lời của ai cả...Bà Mai về phòng thay đồ xong và trở xuống, mọi người đã có mặt ở bàn ăn, trừ Hương Trà:
Ông An lên tiếng:
- Thôi cả nhà ăn sáng đi, Hương Nhu chắc là nôn nao lắm phải không con.
Hương Nhu cười, nói:
– Dạ.... cũng nôn nao một chút, để con kêu Hương Trà:
Ý Vĩ xen vào:
– Chị kêu rồi nhưng chị ấy không chịu ăn con mời cả nhà... chị Trà bảo ăn hoài cơm chiên ngán lắm nên ngán lắm... Thà chị ấy nhịn.
Ông Nghiêm lắc đầu, nói:
– Con nhỏ càng ngày càng khó chịu... Thôi, cả nhà ăn đi.
Bà Tường Mai ngập ngừng nói:
– Con xin lỗi vì đã không dạy dỗ được con. Ông Nghiêm nói:
– Ba không trách con... có điều hình như con bé dễ bị lôi vào con đường đua đòi lắm đó!
Các con nhớ để ý nhiều hơn.
Ý Vĩ lè lưỡi rồi nhăn răng pha trò:
– Con là út mà ông không bảo "nhớ để ý" đến con... Vậy là ông không quan tâm đến con. Ông Nghiêm lại cười:
– Cái thằng này, con là đứa cháu ngoan của ông mà!
– À! Phải không ông...cháu là đứa cháu ngoan. Mọi người vui vẻ...khi ấy Hương Trà mới bước lại bàn ăn.
Ngập ngừng Hương Trà nói:
– Con xin...lỗi...sáng nay con không đi học nên không...muốn ăn sáng...
Bà Mai nhắc nhở con:
– Có đi học hay không cũng nên ăn sáng nha con.. Bữa ăn sáng rất cần cho chúng ta.
– Nhưng cứ ăn cơm hoài, con ngán lắm.
Hương Nhu ăn xong và xin phép đi làm.
Hương Trà bỗng nói:
– Biết việc làm của chị ấy có tốt đẹp không?
Ông An lên tiếng:
Con nói với ai vậy Hương Trà, muốn nói phải biết mình nói với ai và nói điều gì, con gái lớn rồi nói năng cho lễ độ một chút.Hương Trà im lặng ăn qua qua chén cơm rồi đứng lên.Bữa sáng xong, ông Nghiêm và ông An ngồi uống nước trà rồi lại ra vườn tiếp tục công việc.
Hương Nhu thở phào nhẹ nhõm khi cô được thế vào vị trí của một kỹ sư Hoá vừa nghỉ hộ sản.
Lời của một gã nào đó cũng làm ở đấy khiến cho Hương Nhu vừa tức cười nhưng cũng giận vô cùng:
– Ai vào làm chỗ này rồi cũng sẽ nghỉ "hộ sản" - Hên ghê!
– Chẳng lẽ lại gây gổ với gã này khi mới ngày đầu nhận việc. Hương Nhu đành ngậm "cục tức" ở trong lòng, cô làm việc với tâm trạng thật vui sướng, Hương Nhu tự hứa nếu như cô khó khăn cô cũng sẽ cố gắng đến cùng, mải làm việc, Hương Nhu quên cả thời gian.
Đến giờ nghỉ trưa vẫn là giọng quen quen như mới vừa nghe.
Xin mời cô nghỉ trưa và ăn trưa Hương Nhu ngước mắt nhìn... Chẳng lẽ chỉ còn có cô và anh chàng này mãi làm việc quên cả việc ăn uống, Hương Nhu thừ người và im lặng.
Gã thanh niên cười và đến gần chỗ Hương Nhu, gã lên tiếng:
– Tôi mời cô đi ăn trưa nhé!
– Mời... Hương Nhu...
Hương Nhụ. Vâng tôi mời cô, mà nè...chắc ở nhà ba mẹ cô là thầy thuốc...
Nghe gã nói, Hương Nhu giả bộ lên tiếng:
Ý anh là ba mẹ tôi là thầy lang thăm hay bác sĩ. Gã lắc đầu:
– Không phải lang băm...mà là...thầy thuốc...à!....bác sĩ đông y cô đúng không?
Ý của anh là xưng tôi nói để anh không thắc mắc...ba mẹ tôi không là bác sĩ gì cả.
– Nhưng cô có cái tên thật thuốc". Hương Nhu cười:
– Đúng rồi... ông tôi đặt đó.. – Thảo nào...
Hương Nhu cười:
– Cả nhà tôi là một vườn thuốc đó, anh biết không?
– Tôi cũng nghĩ thế...
Hương Nhu im lặng - cái gã này không vừa chút nào, cô vội lên tiếng:
– Anh đứng đợi Hương Nhu... nhé.
– Sao vậy, cô không ăn trưa hay sao?
– Dạ.... nhưng hôm nay xin lỗi anh nha... tôi không muốn ăn cơm.
Gã cười:
– Không sao... không muốn ăn cơm, tôi mời cô ăn món khác, ở thành phố này có nhiều món ăn ngon lắm...à? Hay là mời cô ăn lẩu mắm, lẩu chua...tiếc là thời gian nghỉ trưa ít quá... Để lúc khác tôi mời cô đi nhà hàng, tha hồ cho chọn thức ăn.
– Nghe anh nói, tôi cứ tưởng... anh là người thân quen của tôi chứ!
– Thế chúng ta không là đồng nghiệp sao?
– Cùng làm chung một công ty... tôi xem là bạn không được à!.... Cô thật là...
– Là sao?
– Là sao... ai biết là sao?
– Vậy mà cũng nói... à! Anh đi ăn nhé, Hương Nhu có chút việc riêng.
Gã cười:
– Chắc là Hương Nhu có hẹn với bạn vậy tôi xin phép nhé!
Đợi cho hắn ra khỏi phòng Hương Nhu mới thở phào nhẹ nhõm và lặng lẽ rời khỏi phòng. Cô chỉ muốn một mình ăn ở một quán ăn thật bình dân.
Với Hương Nhu thói quen thở phào “nhẹ nhõm” dường như đã trở thành cái tật - Trời ạ! Con gái mà bị cái tật khó ưa này thì không hay chút nào cả:
Hương Nhu vừa ra khỏi cổng công ty đã thấy Thuỳ Nhiên đứng sẵn ở đấy Thuỳ Nhiên kêu lên:
– Nè! Nhỏ Hương Nhu... ta đón mi đi ăn trưa Hương Nhu cười:
– Làm gì biết ta đi làm mà đón ở đây vậy?
– Ta nhớ là chưa nói với mi mà.
Thuỳ Nhiên cười. Phải rồi...mi chưa nói...nhưng thằng nhóc Ý Vĩ đã thông báo...
– Trời ạ! Thằng Y Vĩ thật nhiều chuyện...chưa chi đã cho mi biết rồi, xem ra, nó còn thân với mi hơn cả chị của nó nữa.
– Ghen tị" hả nhỏ... Đồ quỉ mi quên là bọn nó học cùng với nhau à!
– Ừ. Ta quên mất.
Thuỳ Nhiên đèo Hương Nhu trên chiếc xe mới toanh của mình và dừng trước một hiệu ăn khang trang.
Thuỳ Nhiên gởi xe rồi nắm tay Hương Nhu nói:
– Làm gì mà thần thừ quávậy... ta chiêu đãi bữa ăn hôm nay... Nè! Cứ tha hồ mà chọn nhé!
– Làm gì mà ăn dữ vậy... mi cũng mới đi làm.
– À mi quên là ta có tài trợ à!
– Ừ? Mi thì số một rồi...
– Khỉ ơi, số một gì, chẳng qua có sự "tài trợ" thôi chớ tao là dân xa nhà, một mình nơi chốn thành phố này... phải tự thân thôi.
– Nói nghe thấy thương ghê!
– À! Hôm nào rỗi rảnh về quê với ta nhé...nhớ biển ghê!
– Sao không về khu du lịch ở đó mà làm việc cho gần nhà.
– Ta thích ở đây để đi làm...về gần nhà không thích lắm... À! Hay là mi xin phép đến đây ở cùng ta...Hai đứa mình cùng đi làm... vui lắm đó Nhu ơi!
Hương Nhu cười nói:
– Nhưng ta phải ở nhà để phụ mẹ nữa chứ...
Vả lại, ông không đồng ý đâu.
– Ừ há! Có ông nội ở cùng...thật khó...
– Nhưng ông của ta là người dễ chịu, ông tốt và vui vẻ lắm.
– Ừ! Ta cũng thương ông lắm... hôm nào ta đến xem hoa ở vườn nhà mi dạo này ra sao?
– Vẫn là hoa cúc của ông.
– Sao ông không trồng hoa hồng hoa hồng có giá hơn...
Biết vậy nhưng ông rất yêu cúc.
Thuỳ Nhiên cười nói:
– Yêu như "ông lãó Nguyên Sa vậy hở.
Hương Nhu lấy tay che miệng và cười, suýt chút là thức ăn văng ra - Hương Nhu nói:
– Con khỉ... nhà thơ Nguyên Sa của người ta mà gọi là ông lãó... nghe mi gọi chẳng thơ chút nào.
– Nếu còn sống "ông ấý không là "ông lão chớ là gì.
– Đồng ý,.. nhưng người ta làm nghệ thuật là để được "trẻ với đời" dù bài ca, bài thơ đó "có tuổi" bao nhiêu...
Nhắc đến "món ruột" của mi là mi thuyết đến cùng.
– Chớ saọ. Nguyên Sa thật tuyệt vời với:
“Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc.
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường.
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương.
Tôi dùng mực thay cho vừa màu áo tím”.
Và:...
Thuỳ Nhiên cướp lời Hương Nhu. Và mê nhất là:
Thuỳ Nhiên ca khe khẽ:
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát.
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông.
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô càng...
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng...
Thôi đi nhỏ... chỗ ăn uống mà hát nghêu ngao, người ta nhìn kìa.
– Kệ họ.... Nhưng hình như có kẻ đang nhìn mi kìa Nhụ. – Kệ họ....ở quán mà...
– Không gã còn cười với ta nữạ. mi xoay mặt lại nhìn đi.
– Con khùng tự dưng xoay lưng lại nhìn, người ta nói mình để ý người ta đó.
– Kệ họ....có sao đâu?
Thuỳ Nhiên chợt lên tiếng:
– À! Cô bé Hương Trà dạo này thế nào rồi.
Đang học năm nhất.
– Ồ? Mới đó mà nhanh ghê!.... chắc là nó học sân khấu điện ảnh...
– Con bé cũng muốn lắm... nhưng đành bỏ vì ông không cho.
– Bướng như nó mà cũng nghe lời dữ vậy sao?
– Bộ mi tưởng nó ngoan như thế hay sao?
– Không có “cửa” vào đó!
– Thế à!
– Bộ mi nghĩ là dễ lắm à!
– Không đời nào nó chấp nhận đâu – tuy nó không trực tiếp học nhưng nó cũng có thể tham dự những khoá học về sân khấu...
Ông cũng "bảo thủ ghê Nhiên há, ta xin ông cứ để con nhỏ học theo ý thích và khả năng của nó...nhưng ông “lên lớp” cho một trận.
– Nếu con bé thích cũng nên cho nó theo học... áp đặt sẽ có kết quả không tốt đâu?
Hương Nhu ngừng đũa.
– Thôi không nói chuyện Hương Trà nữa...đã hết buổi trưa rồi...tiếc ghê!
Chúng ta phải trở vào công ty nữa chứ!
– Ừ! Mi đi làm bằng gì?
– Xe buýt...
– Sao không sắm xe mà đi.
– Chưa thể...
– Mi ghé chỗ của ta chơi... Ta sẽ có cách giúp mi mua xe.
– Vô mánh" à!
– Ừ! Mới có quà nước ngoài, ô hay của ai vậy.
– Bí mật! Hay là chiều mai ghé và ở lại chỗ ta chơi nhé!
Để ta xem lạị. – Còn xem cái gì nữa...chiều mai ta đến đón mi đó nhé! Hay là chiều nay ta đưa về nhà xin phép gia đình.
– Không đến nỗi như thế đâu con quỉ nhỏ...
– Ê! Mi gọi ta là quỉ, là khỉ hơi bị nhiều đó nghen.
Cả hai cùng cười rồi rời khỏi hiệu ăn.
Bỏ Hương Nhu trước cổng công ty, Thuỳ Nhiên lấy trong túi xách ra một gói giấy và nói với Hương Nhu.
– Ta có quà cho mi... nè!
– Ối! Con nhỏ này bày vẽ ghê!
– Ta luôn là là đứa như thế kia mà mi quên rồi sao?
Hương Nhu cười khì rồi nói:
– Bởi vậy, người xưa nói "phú quí sinh lễ nghĩa" quả thật không sai.
– Cái con này tặng mi một món quà chớ có gì đâu mà "kêu ca" dữ vậy chứ!
Nói xong Thuỳ Nhiên vọt xe thật nhanh, Hương Nhu nhìn đến khuất mới quay quả vào công ty, trong lòng nôn nao muốn mờ ngay gói quà của bạn dù cô cũng đoán ra được phần nào vì nhỏ Thuỳ Nhiên vẫn hay có quà cho cô nhất là những khi Thuỳ Nhiên cũng nhận được quà.
– Con nhỏ lúc nào cũng san sẻ với cô thật là xúc động...
Mải với công việc cho đến khi cớ điện gọi sang phòng kế hoạch, Hương Nhu mới giật mình vì có lệnh của trưởng phòng.
Vừa định sang phòng kế hoạch thì lại có điện bảo...hẹn lại ngày mai...còn thời gian chưa dự định - Thật là phiền phức, biết rằng đây là công việc nhưng sao Hương Nhu cảm thấy vô cùng bực mình với cái kiểu của người gọi như thế... thật là khiếm nhã vô cùng.
Chẳng biết có việc gì hay là trưởngphòng thử việc cô tiếp tục, phòng nào cũng thử chắc là khó mà tồn tại nếu như không cố gắng hết sức để làm việc.
Hương Nhu đang lâng lâng vui sướng vì chiếc túi xách và chiếc áo thật đẹp mà nhỏ Thuỳ Nhiên tặng cho mình với dòng chữ xinh xinh. Để mi có thêm bạn đồng hành đến công ty" Con nhỏ còn không quên đùa "Toàn đồ hiệu, đồ ngoại đấy nhé!”.
Vừa vào nhà Hương Nhu đã ngạc nhiên khi thấy chú Khiêm sang chơi hai chú cháu rất thương nhau. Từ khi ông bà ngoại của Cát Vân về nước và mua cho gia đình chú một biệt thự.
Hương Nhu lắc đầu không muốn nghĩ đến.
Cát Vân cũng vậy...dạo này khác xa ngày xưa. Tội nghiệp cho Hương Trà, cứ nhắc đến Cát Vân với nỗi khao khát thật đáng thương:
– Sao mình không có người thân ở nước ngoài như Cát Vân... Giá như...Con bé lại ảo vọng xa vời, ông và ba cũng- hay nhắc nhở - nhưng rồi con bé cứ bướng bỉnh. "Trong cuộc sống phải có ước mơ chứ!”.
Điều đó con học ở trường ở sách vở chớ con đâu có viễn vông.
Thật tội nghiệp cho Hương Trà.
Hương Nhu chào chú Khiêm, rồi nói với ba và ông:
– Có chú đang chơi... để con đi mua món gì cho ba, chú với ông lai rai ba nhá?
Ông An cười nói:
– Ừ! Ba cũng định mà không biết nhờ đứa nào.
Hương Nhu cười:
– Vì không có đứa nào ở nhà cả phải không ba?
– Ừ! Con về thật đúng lúc, con mua con vịt quay.
– Dạ. dạ con đi ngay.
Chú Khiêm lên tiếng:
– Thôi đi anh, em phải về, đến để báo cho ba biết, ngày mai em đến đón ba sang chơi vì có ông bà nhắc về.
Ông Nghiêm lắc đầu:
– Chắc ba đi không được.
– Sao vậy ba... ba không qua chơi ông bà nhạc con buồn lắm... Ba bận gì hay sao?
Ông Nghiêm lại lắc đầu:
– Thì việc của ba là những luống hoa cúc vàng cho kịp Tết!
Ông Khiêm lắc đầu:
– Đã đến lúc ba phải nghỉ ngơi rồi, ba không cần còng lưng với nắng mãi như thế.
Nghe con nới, ông Nghiêm chợt buồn, chính mảnh đất hoang này ông bà đã tạo nên.
Tuy không đem lại sự giàu sang nhưng ông đã còng lưng suất một thời để lo cho các con ăn học...vậy mà bây giờ ông bà nhạc ở nước ngoài về đã làm cho con trai ông dường như xa lạ....Xa lạ với cả mánh đất đã nuôi nó nên người!
Hương Nhu bày thức ăn lên bàn rồi mời ông và cha, chú dùng.
Ông Khiêm cười nói:
– Chà! Con bé này hôm nay sang ghê! Đã đi làm rồi chắc...
Ông Nghiêm cười:
– Hương Nhu mới đi làm hôm nay thôi...
Ông Khiêm lại cười, nói tiếp:
– Vậy thì coi như đãi chú vì đã đi làm Hương Nhu nhé...
Hương Nhu rót bia ra ly rồi xin phép vào trong... Hương Nhu bắc nồi cơm rồi chuẩn bị bữa tối cho cả nhà. Cô vẫn thường giúp mẹ bữa chiều, còn bữa ăn trưa ở nhà có vẻ qua quýt hơn vì mẹ đi làm đến chiều mới về, hai nhóc đi học, Hương Trà có vào bếp cũng không biết làm gì nên mẹ thường làm sẵn thức ăn mặn để ở nhà, buổi trưa ba và Hương Trà nấu tô canh và hâm thức ăn - trước nay, Hương Nhu vẫn làm công việc này nếu như bỏ đi chơi một chiều hay đến chỗ của Thuỳ Nhiên chẳng biết... ai sẽ lo bữa ăn cho cả nhà - Nghĩ như vậy, Hương Nhu không dám nghĩ đến việc bỏ đi chơi cho thoả chí mình...
Bà Lý Linh cằn nhằn chồng:
– Sao anh không bảo ông già đón xe qua đây hay là tụi nhỏ hoặc là anh An đưa ba đi...
– Bây giờ anh phải đi đón ba nữa, có phải mất thời gian hay không?
Ông Khiêm lắc đầu nói:
– Em cũng biết là tụi nhỏ không có xe máy, với lại mời ba sang chơi thì phải đón đưa ba chứ!
– Có đáng... không chứ!
– Sao... Em nói cái gì?
Bà Linh biết mình nói quá nhưng bà vẫn không thích chồng đón đưa “bố chồng sang đây”.
– Không nói với anh nữa... Không khéo anh chị hai của em lại trông đó nhé...
Nhớ về nhanh lên, bằng không thì cũng về ngay nha anh?
– Em làm như để "trả lễ" vậy, còn phải đợi ông già thay đồ...
– Sao anh không kêu ông ấy chuẩn bị cho sớm.
– Em nói với ba như vậy à!
– Em có nói gì vô lễ đâu... Anh toàn gieo tiếng oan cho em không hà?
– Chỉ mong em... đừng để ba buồn:
– Anh thương ông già" dữ vậy sao... Vậy mà ông ấy có để được cho anh tấc đất nào đâu.
– Hồi đó em không chịu ở đấy.
– Không ở nhưng đất thì. Mà thôi em không muốn nhắc đến.
– Không muốn.. có thật không... vậy mà anh cứ nghe điệp khúc này hoài...
– Bây giờ anh muốn gì...
– Muốn gì à..... Anh đi qua chỗ của ba được rồi chứ.
Nguyễn Khiêm không muốn cằn nhằn hay bất hoà với vợ, vì vợ anh vốn như thế... quen với kiểu cách con nhà khá giả... Điều này khiến anh càng đau lòng hơn khi con gái càng lớn càng giống mẹ ở tính cách kiêu kì, khinh người... Tuy không đồng tình trước thái độ của vợ và con gái nhưng Nguyễn Khiêm cũng không thể làm khác hơn vì thời gian gần đây ông bà nhạc đã "tài trợ cho vợ chồng anh nên thật tình, nếu anh vẫn bám vào mảnh đất cằn của ông già đến giờ anh cũng chẳng đổi đời mà còn trái lại mãi cơ cực chẳng biết bao giờ mới được khấm khá cũng như ông anh của anh...
Mãi mãi vẫn thế, bây giờ cuộc sống gia đình của anh ấy đã thay đổi, có vẻ như ba và Nguyễn An không đồng tình về mình - Nguyễn Khiêm biết như thế nhưng anh chẳng cần điều quan trọng là anh đang có cuộc sống tốt đẹp. Không ai dại gì? Nghĩ thế, Nguyễn Khiêm cũng không muốn đến nhà anh trai để rước ba anh đi ăn tiệc...ông già hay bất bình về ông bà thông gia nên không khí chẳng vui vẻ bao giờ...Đã thế vợ anh cũng tỏ ra quá đáng...Nguyễn Khiêm thấy ba vợ là người năng nổ, sôi nổi. Chả bù với ba của anh cứ như bất bình điều gì đến nỗi Lý Linh từng kêu ca:
– Ba anh thật lạ.... dường như có vẻ ghét ba của em.
– Em thật lạ....Tự dưng lại ghét ba em...
Lý Linh cười cười nói:
– Cũng có thể vì tuổi cao mà phải làm lụng vất vả nên gặp ba em từ nước ngoài về...ông ấy không vui.
– Sao em nghĩ về ba như thế.
Thái độ của ba...
– Ba anh vốn như thế, nhưng ba hiền và thương con cháu.
– Thương à?...không đúng đâu...
– Em đừng nói như thế về ba, anh không muốn nghe.
Lý Linh bất bình, nổi giận:
– Anh sao vậy? Ông già thương anh lắm à!
– Tại sao anh cứ tự lừa dối chính mình như vậy...
– Em sẽ không nói về ba đâu... Nhưng anh nên nhớ ba mẹ em mới thật sự thương và lo cho chúng ta...
Chẳng qua vì ba em đi nước ngoài nên có điều kiện lo cho con cháu đầy đủ hơn.
– Anh nói như vậy là sao - phủ nhận sự quan tâm lo lắng của ba mẹ em à!
Anh có biết là tất cả những gì chúng ta có được.
– Biết rồi... sao em cứ nói mãi điệp khúc đó vậy! Tại vì anh là một kẻ vô ơn một kẻ...
Mỗi lần đề cập đến vấn đề gia đình, tiền bạc là vợ chồng Nguyễn Khiêm lại cãi vã kịch liệt với nhau, Nguyễn Khiêm lắc đầu buồn bã...và xách xe rời khỏi nhà.
Cát Vân - con gái ông cũng đẩy xe ra và nói:
"- Ba à! Con sang chỗ của ông bà nhé! Nói xong không đợi phản ứng của ba Cát Vân phóng xe đến khách sạn.
Cậu mợ đã thuê khách sạn để ông bà và cậu mợ cùng ở mặc dù ba mẹ có mời về nhà, mợ là Mẫn Uyên - đối với mợ dường như ở nhà không hài lòng lắm.
Cát Vân nghe mẹ nói:
– Thật là nhầm lẫn khi để cho anh Lý Nguyên cưới Mẫn Uyên...
Cậu Lý Nguyên là một doanh nghiệp hồi còn ở Việt Nam cậu đã giàu có, sang Mỹ cậu có điều kiện phát triển nên nhiều phụ nữ theo cậu - Ba báo cậu quá "đào hoá nên cuối cùng vẫn không thấy "bến bờ hạnh phúc - hồi đó Cát Vân không hiểu "bến bờ hạnh phúc" là gì, từ khi cậu với người phụ nữ tên là Mẫn Uyên chính thức với nhau thật là thảm kịch cho cậu.
Cát Vân cứ suy nghĩ miên man về cậu Nguyên mà quên mất việc mà cô bé muốn,.. Cát Vân và mẹ ngờ vực bà mợ còn trẻ trung nè nhưng cậu có vẻ "nể nang" bà vợ trẻ nên mọi người không muốn xen vào.
Gặp ông bà ở khách sạn, Cát Vân vui sướng nói với bà ngoại:
– Bà ơi, sao lần này dì út không về.
– Con bé này... chia nhau mà vế chứ cùng một lúc sao được con.. Cát Vân vòi vĩnh ông bà:
– Cuối năm nay cơn đi sang bên Mỹ để du học... con được gần ông bà thật là thích.
– Con sẽ ở lại bên ấy chứ!
– Con chưa biết nhưng con học và sẽ cố gắng...
Bà Thảo vuốt tóc Cát Vân và nói:
Nhất định con phải ở bên ấy để đi làm rồi còn đưa ba mẹ con sang, còn ông bà một thời gian nữa sẽ trở về... quê hương Việt Nam. Cuối đời ông bà muốn về cội nguồn.
Cát Vân ôm bà và nói:
– Vậy con cũng muốn ở gần cội nguồn của mình.
Ông Văn cốc lên đầu Cát Vân.
– Cái con bé này... con còn trẻ phải phấn đấu cho tương lai chứ.
– Nhưng con muốn sống cạnh ông bà.
Bộ ông bà sống mãi à... Cô còn đi lấy chồng nữa chứ.
Cát Vân giật mình khi nghe giọng nói của Mẫn Uyên, mợ bước vào phòng ông bà mà chẳng lên tiếng gì cả.
Vừa khi ấy cậu Nguyên cũng bước vào và nói:
– Chúng ta đi được chưa ba mẹ....
Ông Văn lên tiếng:
– Ừ! Nhưng mà vợ chồng của Lý Linh có đón ông thông gia đến không các con.
Cát Vân lên tiếng:
– Ông à!.... Ông nội của con chắc không đến được.
– Sao vậy cháu... ba cháu không đón ông à!
– Không phải đâu, ba cháu có đi nhưng ông cháu không thích nghi với cảnh ồn ào, chắc là ông cháu không đến đâu?
Ông Văn cười và nói:
– Chẳng lẽ có ông về mà ông của cháu cũng không muốn đến à!
Cát Vân im lặng, bà Hà Thảo vừa lên tiếng vừa cười:
– Ông tưởng ai cũng thích gặp ông lắm hay sao?
Bà Mẫn Uyên xen vào:
– Thích quá chứ còn gì nữa...Con cam đoan ông ấy sẽ đến... Mừng Việt kiều về mà không vui được à! Con không tin như vậy đâu ba?
Cát Vân giật mình ngẩng mặt lên, cậu mợ bước vào phòng ông bà mới lên tiếng thật là “không lịch sự”chút nào...
Ông Văn lên tiếng:
– Ủa các con sang sao không lên tiếng:
– À! Bây giờ chúng ta đi được chưa.
Ông Lý Nguyên gật đầu nói:
– Để con bảo tài xế đưa cả nhà ra nhà hàng.
Quay lại hỏi Cát Vân, ông Văn nói tiếp:
Ba cháu đưa ông đến phải không Cát Vân. Cát Vân lắc đầu nói:
– Cháu cũng không biết hay không muốn biết.
Cát Vân ngập ngừng nói:
– Cháu...cháu không biết thật mợ à!
Ông Lý Nguyên lên tiếng:
– Cháu không biết thì thôi đâu có gì quan trọng... Thôi, chúng ta đi nhé, xe đã đợi sẵn rồi... kìa!
Ông Văn cười:
– Ừ! Chúng ta đi các con...kẻo ông nội và ba của cháu Vân đợi.
Mọi người vui vẻ ra xe, nhìn mọi người vui vẻ trong lòng Cát Vân không vui chút nào, xem ra mợ không hài lòng... có lẽ mợ không muốn ông và ba cô cùng đến.., mợ lo sợ điều gì chăng? Mợ biết ông ngoại rất tốt và rất tình cảm với mọi người nên mợ lo lắng. Có thể.. Cát Vân nghĩ như thế vì lúc nào mợ cũng tỏ vẻ khó chịu... Thật là khó khăn vô cùng - vậy mà ai cũng ngỡ họ là Việt kiều nên phóng khoáng, rộng rãi và đầy tình thương...
Vừa rời khỏi phòng làm việc, Hương Nhu vội vã để trở về nhà nhưng cô cứ đụng đầu với anh chàng mãi – chẳng biết anh ta làm gì sao cứ đón đầu cô mãi.
Hương Nhu ngẩng mặ lên, anh ta cười nói:
May quá, cứ ngỡ Hương Nhu đã về.
Hương Nhu ngập ngừng hõi:
– Có chi không "sếp".
– Cái cô bé này... Ai là sếp" của cô chứ!
– Thì anh...
– Ai cũng là "sếp" cả cô phải không?
– Tất nhiên rồị. phòng kế họach có "Sếp" phòng tài vụ có sếp" tài vụ, phòng tổ chức có "sếp" tổ chức...
– Vậy thì phòng vệ sinh có sếp vệ sinh...phòng...
– Thôi đủ rồi anh sếp" à!
– Vậy thì anh "sếp mời đi ăn nhé – có chuyện này định trao đổi với Hương Nhu.
– Anh nói đi, Hương Nhu nghe đây...
– Muốn nói là nói được à - Nè... em có biết em đang ở cầu thang hay không?
– Ủạ. em quên...nhưng... em xin lỗi để lúc khác bây giờ em phải về... ông em ở nhà hay.
– Em sống cùng ông bà à!
– Dạ.... nhưng bà em đã mất.
– Chỉ có hai ông cháu à!
– Dạ không...có ba mẹ và hai em.
Vậy thì báo cho cả nhà biết đi...anh mời em bữa cơm tối để bàn bạc một vài việc.
– Việc gì thế anh...hay là đợi sáng mai chúng ta bàn:
Có những việc rất phức tạp...bàn ở nơi làm việc không tiện.
– Có vẻ như là bí mật:
– Không phải là bí mật mà là quan trọng.
– Nếu việc quan trọng...em nghĩ không có phần em đâu.
– Cô bé này...cô không là nhân viên của phòng này sao?
– Nhưng em thì làm được gì, em mới vào mà!
Gã đùa:
– À! Chính vì vậy nên anh mới bàn với cô bé."Ma mới" mà, có đúng không?
– Vậy anh nhắc em "ma mới" phải cẩn thận với "ma cũ" phải không? Nhưng mà... anh có phải là "ma cũ không nhỉ?
Gã cười vui:
– “Ma mới như em...” "ma cũ" này không dám đâu...ủa sao không gọi sếp nữa - Đánh đồng anh với "ma cũ rồi. Nhưng "ma cũ" này rất quan tâm đến "ma mới", mà thôi... cứ nói chuyện thế này lãng phí thời gian mất, mong rằng Hương Nhu không từ chối lời mời của anh.
Nhưng mà...ông và ba em hay lo lắm, và lại em về để lo bữa cơm cho cả nhà.
Hương Nhu thật tình nhưng khi nói xong cô giật mình, ai lại đem chuyện riêng tư gia đình đem kể cho người lạ nghe.
Gã cười và điềm tĩnh nói:
Vậy ra cô bé rất đảm đang... nhưng mà lâu lâu cũng phá lệ chứ. Nè! Gọi về nhà để ông nội yên tâm đi cô cháu gái "rượu".
Gã đưa chiếc điện thoạị cho Hương Nhu rồi nói:
– Em gọi về nhà đi!
Hương Nhu cười nói:
– Nhưng...
– Nhưng sao - Đã đi làm rồi... em phải giao tiếp, em phải mạnh mẽ lên, anh thấy em có vẻ..."xa cách" mọi người đó!
Đã nói... em là "ma mới" mà, không thể nào khác được.
Biết không thể chối từ được vì anh chàng trưởng phòng cứ "là rà" mời mọc mãi không còn cách nào, Hương Nhu đành gọi điện về nhà có lẽ ba phải vào bếp vì con bé Hương Trà chẳng đời nào vào bếp nấu cho "ra hồn một bữa cơm cho gia đình. Ông nội hay "răn" nên con bé càu nhàu:
"Phải chi mẹ không nấu ăn hay phục vụ ở nhà hàng, mẹ dành hết thời gian để nấu cho gia đình có phải “tuyệt vời không”?
– Nhỏ này, em đừng nghĩ nông cạn như thế, mẹ cũng vì gia đình nên phải vết vả... ai lại không muốn dành toàn tâm toàn lực hết cho gia đình hở em, em phải thông cảm với mẹ chứ?" Hương Trà vốn là con bé ham chơi, thích chạy theo lĩnh vực của tuổi trẻ thời thượng...
– Làm gì mà thẫn thờ vậy Hương Nhu, nào bây giờ chúng ta đi ăn, ở đâu Hương Nhu?
– Việc đó em không biết, tùy sếp vậy?
Cứ "sếp" hoài... vậy thì Hương Nhu phải nghe lời của “sếp” đó.
Hương Nhu cười:
– Vâng! Em đang nghe "sếp" đây!
– Vậỵ. anh đưa đi đâu là ăn ở đấy nhé!
– Vâng!
– Em đang nghe "sếp" đấy.
Anh chàng chặn lời của Hương Nhu rồi cười nói tiếp:
– Tạm thời mỗi tuần chúng ta đi ăn một lần Hương Nhu nhé!
– Trời ạ!.... Bộ anh không để thời gian đó đi với gia đình.
Gã cười:
– Anh cũng đang muốn có một khung cảnh gia đình như thế để cuối tuần cùng nhau đi ăn chẳng hạn.
– Coi chừng... bị lầm địa chỉ đó.
– Anh tính kỹ rồi...
Khắc Hưng dừng xe ở một hiệu ăn thật đông và nói:
– Mình vào đây Hương Nhu nhé?
Hương Nhu ngập ngừng một lúc đến khi Khắc Hưng chợt nắm tay cô.
Hương Nhu giật mình nói đùa:
– Vào những nơi như thế này ăn không biết ngon".
– Sao vậy cô bé.
Nhà hàng sang trọng nên ăn không tự nhiên.
Vừa nói Hương Nhu vừa cười, Khắc Hưng ký nhẹ lên đầu cô rồi nói:
– Yên chí đi...anh sẽ gắp thức ăn cho em ăn.
Hương Nhu làm ra vẻ tự nhiên như thế nhưng thật ra trong lòng cô rất lo lắng vì cô chưa hề đi ăn với bạn trai.
Hương Nhu về nhà khoảng chín giờ, mọi người trong gia đình đã dùng bữa xong ông nội và ba vẫn còn ở phòng khách xem ti vi Hương Nhu chào ông và ba mà trong lòng vô cùng lo lắng.
Ông nội lên tiếng:
– Con vào tắm rửa rồi nghi ngơi... à! Con gái lớn rồi cũng phải có bè có bạn.
Hương Nhu ngập ngừng nói:
– Con xin lỗi vì đã...
Ông An lên tiếng:
– Không sao đâu con chuyện cơm nước ba giúp một chút không sao đâu? Cứ sống như mọi ngườì là được rồi.
Hương Trà tình cờ nghe ông và ba nói với Hương Nhu, mọi người có vẻ ưu tiên đối với chị vậy mà đối với cô bé, ông nội vô cùng khắt khe, thật là bất công... Hương Nhu mới đi làm chẳng bao lâu, vậy mà cả nhà "nể trọng" đến thế.
Để rồi xem mai mốt cô sẽ kiếm tiền nhiều thật nhiều cho mà xem!
Vào phòng ăn gặp mẹ, Hương Nhu lên tiếng:
– Mẹ nghỉ ngơi đi để con tiếp tay công việc còn lại cho.
Bà Mai cười:
– Ừ! Giúp mẹ một tay... dạo này con đi làm thỉnh thoảng cũng phải tiếp xúc với bạn bè. Nghe ba con nói, mẹ mới sực nhớ... cho nên mẹ chuẩn bị một ít thức ăn sẵn để khi nào con và mẹ bận rộn không về sớm được, ở nhà ba sẽ nấu giúp.
– Tội nghiệp ba ghê!
Bà Mai cười nói:
– Nhưng đó cũng là niềm vui của ba.
– Mẹ à! Khi nào con làm có được nhiều tiền... mẹ có thể ở nhà để lo cho ba và ông...
Bà Mại lại cười:
– Thôi đi cô ơi? Đợi đến khi cô tìm được nhiều tiền cho mẹ nghỉ ngơi ư? Sợ tôi chưa kịp nghỉ phải lo chuyện khác rồi.
– Lo chuyện gì hở mẹ.
– Lo gả chồng rồi lo cho cháu ngoại...
– Trời ơi!.... Mẹ.... làm gì sớm thế, con không có ý đó đâu?
– Ủa! Sao biết mẹ nói con chứ!.... Nè, đừng vội nói trước chuyện gì hết con à?
Hương Nhu chợt hỏi bà Mai:
– Không biết Tết năm nay vườn hoa của nhà mình có trúng mùa không mẹ nhỉ?
– Chuyện này thì con phải hỏi ông và ba chứ hỏi mẹ ự. mẹ không biết gì cả.
Mong sao ông và ba gặp mùa.
– Ừ! Mẹ cũng mong như thế. Mẹ ơi! Sáng nay mình sẽ ăn gì... con sẽ dậy sớm giúp mẹ làm.
Bà Mai gật đầu:
– À? Nếu có dậy sớm giúp mẹ rửa cải. A! Con biết rồi... Mẹ sẽ xào bún khô với cải ngọt. Nhưng có thịt và gan heo nữa con à!
Mẹ nhớ cho dậu phọng rang giã nhỏ lên mẹ nhé ông và ba rất thích.
– Mẹ biết rồi.
– Con sẽ dậy sớm làm món này giúp mẹ.
– Ừ! Mẹ cũng mong như vậy. Các thứ mẹ đã chuẩn bị sẵn rồi.
Bà,Mai và Hương Nhu vừa trò chuyện, vừa dọn dẹp các thớ sau đó Hương Nhu lên gác hai chị em chung một phòng trên gác nên đôi khi Hương Nhu cảm thấy Hương Trà rất bực bội - con bé cứ phàn nàn.
– Sao chúng ta không có mỗi người một phòng để được tự do một chút.
Nghe Hương Trà cằn nhằn mãi về điều này, Hương Nhu chỉ cười nói:
– Bây giờ chị đi làm suốt ngày... em có thể tự do được đôi chút.
– Tự do kiểu đó ai mà ham...
Hương Trà là thế đó, thật nông cạn trong suy nghĩ.
Vừa thấy Hương Nhu là cô bé lại càu nhàu:
– Chị sướng nhé.,. đi ăn cơm tối với bạn bè để ba phải nấu cơm.
– Vậy sao em không giúp ba.
– Em có biết gì đâu? Để ba nấu cơm ba hay cho ăn khô... chán ơi là chán!
– Lâu lâu mới ăn khô.
– Cứ nghĩ đến khô là em phát rùng mình.
– Khô sặc trộn với dưa leo hay là khóm là nhất đó nhỏ ơi!
– Khô là món em ghét nhất.
– Không nên nói như vậy,.. Người lớn rất thích ăn khô, mắm...nên để ông và ba ăn những món ông và ba thích chứ!
Hương Trà nhăn mặt:
– Chị thì sướng rồi,.. đi làm muốn ăn, muốn làm gì thì làm.
– Nhỏ này...không như em nghĩ đâu. Chị định đưa tiền lương cho mẹ hết để mẹ lo cho gia đình.
– Tưởng hay lắm à!....Chị để chị xài...hay là mỗi tháng chị cho em một ít. Coi như đầu tư cho em, sau này em sẽ trả lại, có được không?
– Con nhỏ này... em đi học thì phải lo chứ sao lại mượn rồi trả. Được rồi để chị nói với mẹ....
– Cái gì cũng bàn, cũng nói với mẹ, chị không tự chủ được à!
– Không phải như vậy... có điều, gia đình ta còn khó khăn chị muốn phụ với mẹ....
– Nghĩ thật buồn cho gia đình mình... trong khi Cát Vân nó sung suớng biết bao nhiêu còn chúng ta thì...
– Mỗi người có cái số...không gì. Phải buồn mãi. Biết đâu sau này em lại có tương lai tốt hơn.
– Lấy gì làm tiền để phát triển tốt chứ.
– Chị tin rằng em sẽ thành công?
– Em sẽ kiếm bạn Việt kiều để đổi đời... tại sao! mình lại chấp nhận cảnh khổ này mãi. Đừng quan niệm như vậy. Đôi khi mình sống ngay trên chính quê hương mình lại tốt. Nói chuyện với chị "chán phèo".
Chẳng bao giờ hai chị em lại nói chuyện vui vẻ và đồng cảm với nhau, Hương Trà luôn cay cú cho hoàn cảnh gia đình rồi trách móc số phận, hờn giận mọi người... con nhỏ thật trẻ con, vì thế HươngNhu không buồn, không giận đứa em gái vô tâm của mình.
0 comments:
Đăng nhận xét